Ngay từ đầu bước vào giảng đường, tôi đã mong ước sau này trở thành một Tadao Ando của Việt Nam. Một ước mơ đơn giản là chỉ cần được vẽ vời với đam mê có nguồn thu nhập ổn định từ nó, không ưu tư chuyện xã hội. Thế nhưng, đời vốn không như mơ, lơ ngơ ăn gạch là chuyện bình thường. Sau đây, tôi xin tổng hợp các lí do chính khiến Kiến trúc sư bỏ nghề và nghề kiến trúc sớm nở chóng tàn ở Việt Nam mà có thể bạn chưa biết
1. Không có mối quan hệ
Chuyện này chỉ áp dụng với các công trình lớn.Ở Việt Nam, sẽ không có khái niệm thi đấu 1 cách công bằng ở các phương án lớn để chọn ra một phương án nổi trội nhất về mặt kiến trúc nhất. Với các công trình dạng này, thẳng thắn thì bạn nên tập trung “chăm sóc” chủ đầu tư hơn là tập trung lên phương án thiết kế của mình.Vậy nên, không khó để thấy răng ở các cuộc thi kiến trúc, chủ đầu tư chấm Đồng Giải Nhì để các đơn vị đó “tự đi đêm” với chủ đầu tư tiếp theo.
Mình đã chứng kiến nhiều kiến trúc sư tâm huyết tham gia các cuộc thi với hi vọng có cơ hội trúng thầu cho một dự án lớn nhưng kết quả hầu hết họ phải chuyển hướng sang làm lĩnh vực gần giống kiến trúc mà thôi.Các kiến trúc sư giỏi thực sự không còn mặn mà với các cuộc thi công khai nữa nên các đơn vị tư vấn thiết kế hầu như tham gia với các sản phẩm chất lượng thấp.
Các sản phẩm đó là kết quả của các bạn kiến trúc sư thực tập tại công ty đó nên chất lượng các thiết kế công ty Việt thường không được đánh giá cao. Việc những công ty này tham gia các cuộc thi với mục đích chính là tạo động lực cho các bạn và thêm vào hồ sơ năng lực đã thực hiện một số công trình trong CV chứ không hi vọng việc trúng thầu và thi công như đúng bản chất của một cuộc thi
2.Kiến trúc sư bỏ nghề do không có kinh nghiệm quảng cáo
Với các công trình nhà dân, các kiến trúc sư nhất thiết phải nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của quảng cáo. Đa số sẽ họ sử dụng quảng cáo Facebook, nhưng cách thức này chỉ phù hợp với khách hàng chung cư hay có ngân sách từ 1 tỉ trở xuống. Và rất tiếc rằng đa phần các kiến trúc sư trẻ lại không biết kiến thức, kỹ năng về nó hay khi biết rồi lại không đủ ngân sách chạy quảng cáo cho 1 trong 2 kênh trên.
Thông thường thì quảng cáo Google Ad bạn cần khoản 20tr/tháng và Facebook Ad bạn cần cỡ tối thiểu 10tr/tháng.Vậy là các bạn kiến trúc sư trẻ hầu hết đi theo con đường là nhận việc thuê từ các công ty thi công hoặc công ty kiến trúc khác với giá rẻ-như-cho để tồn tại. Thử hỏi dịch vụ thiết kế đầy đam mê của bạn làm sao có thể cạnh tranh được với một công ty thi công hơn 10 năm kinh nghiệm xây dựng với dịch vụ Free thiết kế để trọn gói thi công được cơ chứ??? Chi phí cho bản thiết kế rẻ trừ thêm % chiếc khấu cho bên trung gian.
Vậy các bạn kiến trúc sư trẻ bỏ nghề cũng không khó để giải thíchCho nên một xu hướng mà các bạn Kiến Trúc Sư trẻ nên làm ngay-bây-giờ là xây dựng thương hiệu cá nhân thật tốt. Ở Tp Hồ Chí Minh, có kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền, kiến trúc sư Lê Hưng Trọng, và anh Quách Thái Công đã làm rất tốt điều này. Kinh nghiệm chia sẻ thì tốt nhất các bạn nên follow trang cá nhân của 3 kiến trúc sư này để học hỏi. Riêng anh Phạm Thanh Truyền thì bạn nên follow tài khoản youtube, fanpage, zalo để có thể chọn ra con đường thích hợp của bản thân mình.
3. Khả năng quản lí, cạnh tranh không có
Đối thủ công ty kiến trúc không phải là các công ty kiến trúc (công ty A) mà là các công ty thi công và các showroom nội thất (công ty B). Tại sao lại như vậy?
- Khi công ty A sống chủ yếu bằng thiết kế phí, công ty B sống không cần thiết kế phí mà bằng doanh thu bán sản phẩm. Khi bạn là khách hàng với tài chính hạn hẹp mà dịch vụ công ty B đã đáp ứng được 70% nhu cầu thẩm mỹ của bạn thì không lý do gì bạn phải chi thêm 50 củ thuê kiến trúc sư thiết kế làm gì nữa. Phải không?
- Công ty A được thành lập bởi các kiến trúc sư trẻ, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp nhưng kiến thức marketing không có. Nhưng sản phẩm bạn tốt nhưng không thể tiếp cận được khách hàng thì đừng đòi hỏi khách hàng thấy được bạn. Họ chỉ thấy được dịch vụ chu đáo, khuyến mãi nhiều, công ty rộng lớn, cơ sở vật chất hoành tráng. Điều này các công ty B có thừa
- Các công ty A thường mở được 6 tháng – 1 năm thì “Chết” vì không kiếm được nhiều khách để duy trì hoạt động. Nếu các công ty yểu mệnh cạnh tranh với nhau thì chả tác dụng gì. Thay vào đó hợp tác phân chia làm các hạng mục khác nhau của cũng một công trình để vượt qua 3-5 năm đầu khó khăn. Được đà các công ty trẻ sẽ tốt hơn. VD: công ty A1 chuyên về hiện Đại nhưng gặp khách cóc nhu cầu thiết kế Tân Cổ Điển thì nên giới thiệu khách về cho công ty A2 chuyên kiểu Pháp Cổ rồi phân chia lợi nhuận nó sẽ tốt đẹp và an toàn hơn rất nhiều phải không?
- các công ty B thường lấy các thiết kế không phải của mình (từ của công ty A) để xây dựng một profile hoành tráng và chạy quảng cáo với ngân sách lớn để tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Rất ít khi có tình huống các kiến trúc sư lấy công trình người khác làm công trình của mình đăng trên trang cá nhân nhưng các công ty B lấy sản phẩm người khác thành của mình để đăng lên website hay fanpage như chuyện hiển nhiên
- Tuyệt đối không nên mở một công ty kiến trúc mà có 2-3 ông học kiến trúc cùng góp tiền mở. Mình chứng kiến nhiều team như vậy rồi, kết quả sau 2-3 là đường ai người đó đi vì bất đồng tư duy kiến trúc hay cách làm việc.
4. Kiến trúc sư bỏ nghề do có nhiều hướng đi khác
- Dạy học: Bạn có thể không tin nhưng một số bạn kiến trúc sư sau khi ra trường họ mở lớp dạy 3DMax, Sketchup một năm kiếm 500-1 tỷ là chuyện bình thường.
- Diễn họa : Trường hợp này dành cho các bạn có khả năng diễn họa đẹp như trong tranh hay làm.Tội gì không thuê nhân công Việt Nam giá rẻ, phần mềm được crack sẵn sàng,…
- Bán những sản phẩm liên quan đến nội thất, vật liệu xây dựng song song đó là mở một văn phòng kiến trúc nho nhỏ để theo đuổi đam mê với nghê. Và rồi với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty thi công khác trên thị trường bắt buộc họ phải đưa ra chính sách miễn phí thiết kế để bán được hàng. Doanh thu bán hàng và thi công sau khi hoàn thành chênh lệch hơn rất nhiều so với một hợp đồng thiết kế. Cho nên không có lí do gì để không đánh đổi cả.
5. Kiến trúc sư bỏ nghề Do chủ đầu tư
- Khi chủ nhà tin ông thợ thi công, thầy phong thủy hơn kiến trúc sư. Vấn đề này nếu bạn nào đã làm 3-4 năm trong nghề thì thật sự không khó để giải quyết vì khi đó kinh nghiệm bạn cũng đủ mặn mà để xử lý
6. Không tôn trọng các ý tưởng sáng tạo
Chắc hẳn các kiến trúc sư trẻ thường bị thay đổi phương án rất – rất nhiều lần,đúng không? Để ngăn chặn điều này các bạn nên làm một hợp đồng rõ ràng về vấn đề này. Nhờ tư vấn, thực hiện phương án rồi quyết định không làm nữa nhưng vẫn nhờ bên thi công làm tiếp những ý tưởng của bạn.
Trường hợp đơn giản là các Kiến Trúc Sư trẻ nên BẮT BUỘC YÊU CẦU khách hàng đặt cọc trước ít nhất 5tr rồi mới chắc chắn thực hiện. Nếu khách hàng nào không đồng ý yêu cầu đó thì bạn cũng đừng có tiếc nuối bởi nó. Đến 5tr cho hợp đồng mà khách hàng không đồng ý thì làm sao đảm bảo họ sẽ trả bạn đủ thiết kế phí?
Một điều nữa là nhờ thiết kế free vì có quan hệ thân thiết, họ hàng. Với những bạn chưa có công trình đầu tay thì nên nhận và làm cho đến khi bạn tự tin hơn. Với những bạn có kinh nghiệm rồi thì nên từ chối. Chuyện này khá là tế nhị nhưng đây là vấn đề khiến tâm hồn bạn không thoải mái thì làm sao tạo ra một sản phẩm giá trị được. Từ chối là phương án tốt nhất
Và cuối cùng, dù sao đi nữa. Kiến trúc sư là một nghề tự hào và đáng trân trọng, chúng ta nên cùng nhau vượt qua những khó khăn này nếu niềm đam mê thực sự đủ lớn! Để nền kiến trúc Việt Nam càng ngày càng phát triển hơn trong tương lai!
Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết
Chúng tôi là N2Q Studio – Diễn họa phối cảnh bất động sản chuyên nghiệp tại Việt Nam